Mở đường cho thông tin di động
Kế hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định là hoạt động nằm trong Quy hoạch kho số viễn thông theo Thông tư số 22/2014 về Quy hoạch kho số viễn thông do Bộ Thông tin & Truyền Thông (TT&TT) ban hành và có hiệu lực từ 1/3/2015.
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, việc triển khai quy hoạch kho số viễn thông trong đó có nội dung chuyển đổi mã vùng là nhu cầu bức thiết, đón đầu xu hướng bùng nổ thông tin di động, xu hướng Internet vạn vật (IoT - Internet of Things). Theo dự báo, đến năm 2050 thế giới sẽ có khoảng 50 tỷ kết nối di động.
Hiện nay phần lớn kho số được sử dụng cho thuê bao điện thoại cố định, rất ít còn lại cho thuê bao di động, trong khi số thuê bao di động đang chiếm khoảng 95% tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam. Như vậy, hiệu quả sử dụng kho số chưa cao khi mà dịch vụ điện thoại cố định suy giảm mạnh, nằm trong xu hướng chung trên thế giới. Người dùng dần chuyển sang sử dụng di động là chính.
Với việc chuyển đổi các mã vùng điện thoại cố định từ 7 đầu số (từ 2 đến 8) như hiện nay về chỉ còn đầu 2, kho số quốc gia sẽ thu lại được nhiều đầu mã để chuyển thuê bao di động từ 11 chữ số về thống nhất là 10 chữ số.
Quy hoạch kho số mới, Việt Nam sẽ có trên 500 triệu số thuê bao di động 10 chữ số cho liên lạc người với người và khoảng 1 tỷ số thuê bao di động cho liên lạc thiết bị với thiết bị để phát triển IoT. Điều này đáp ứng cho nền kinh tế số, giao thông thông minh, y tế thông minh, hệ thống điện lực thông minh... dự kiến sẽ bùng nổ thời gian tới.
Người dùng sẽ được hưởng lợi
Chuyển đổi mã vùng không ảnh hưởng đến số thuê bao cố định, đó là khẳng định của Thứ trưởng Phan Tâm.
Ví dụ, số cố định tại Hà Nội là 23456789, sau khi chuyển đổi từ mã vùng cũ (4) về mã vùng mới (24) thì số cố định đó vẫn là 23456789. Nghĩa là, khi thực hiện cuộc gọi nội hạt (từ cố định đến cố định trong cùng một tỉnh, thành phố) sẽ không có gì thay đổi.
Các cuộc gọi liên tỉnh, từ di động và từ quốc tế vào số cố định (các cuộc gọi có sử dụng mã vùng) sẽ chỉ thay mã vùng cũ (4) bằng mã vùng mới (24) khi quay số.
Thứ trưởng Phan Tâm cho biết việc chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định phù hợp thông lệ quốc tế. |
Triển khai kế hoạch chuyển đổi mã vùng là để sau khi chuyển đổi sẽ có được một bảng mã vùng mới dễ nhớ và công bằng hơn với người sử dụng. Vì hiện nay, mã vùng các tỉnh có độ dài không đồng nhất, có tỉnh có độ dài mã vùng là 1, có tỉnh có độ dài mã vùng là 2 và thậm chí là 3. Sau khi thực hiện việc chuyển đổi mã vùng, độ dài quay số khi gọi liên tỉnh hoặc gọi từ di động đến thuê bao cố định là thống nhất trên toàn quốc, đều là 11 chữ số. Như vậy, người sử dụng dễ nhớ và ít bị nhầm lẫn.
Khi thuê bao di động 11 chữ số chuyển về 10 chữ số sẽ hạn chế SIM rác, tin nhắn rác mà chủ yếu xuất phát từ thuê bao di động 11 chữ số trong thời gian qua.
Mặt khác, khi chuyển đổi mã vùng, các tỉnh, thành phố liền kề được gom chung vào một nhóm mã vùng, mở ra cơ hội sau này khi có điều kiện có thể dễ dàng thực hiện giảm các vùng cước từ 63 vùng cước như hiện nay xuống còn khoảng 10 vùng cước. Khi đó, người dân được hưởng lợi vì các cuộc gọi trong cùng nhóm mã vùng sẽ chỉ phải trả cước nội hạt thay vì trả cước liên tỉnh như hiện nay.
Các ảnh hưởng không đáng kể với một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi phải làm lại các sản phẩm có gắn với mã vùng (ví dụ: card visit, bao bì, biển quảng cáo…), phải sửa đổi lại mã vùng cho các số đã lưu giữ trong điện thoại di động… tương tự như khi chúng ta tách hoặc sáp nhập tỉnh, thành. Tuy nhiên, tác động này cũng chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.
Người dùng sẽ được hưởng lợi từ việc chuyển đổi mã vùng. |
Ngoài ra, việc chuyển đổi mã vùng là một bước thực hiện Quy hoạch kho số viễn thông, đảm bảo tài nguyên viễn thông được sử dụng hiệu quả, góp phần cho thị trường viễn thông phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng đem lại lợi ích lâu dài cho người dân và xã hội.
T.P.
" alt=""/>Đổi mã vùng điện thoại cố định mở đường cho thông tin di động, lợi ích cho người dùngVăn phòng Chính phủ cho biết, vào chiều ngày 9/2/2017, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 (Đề án 896) đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo đánh giá kết quả năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, kiện toàn Ban Chỉ đạo.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 896 biểu dương sự cố gắng của các cơ quan, nhất là Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và Văn phòng Ban Chỉ đạo đã có các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong xây dựng Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư cũng như đã tích cực trong việc hoàn thiện các thể chế cho việc cấp số định danh cá nhân, vận hành CSDL quốc gia về dân cư.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Thường trực cũng lưu ý, CSDL quốc gia về dân cư đến nay mới hoàn thành các thủ tục để chuẩn bị xây dựng, chậm 2 năm so với dự kiến ban đầu. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong triển khai nhiệm vụ cũng vẫn chưa nhịp nhàng.
Qua báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo và các ý kiến góp ý tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực nhất trí với các đề xuất tại Kế hoạch triển khai Đề án trong năm 2017, đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm.
Để bảo đảm hoạt động của Ban Chỉ đạo và Văn phòng Ban Chỉ đạo, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi các nội dung liên quan đến kiện toàn tổ chức của Ban Chỉ đạo và Văn phòng Ban Chỉ đạo.
Bộ Công an tiếp thu ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, hoàn thiện dự thảo Kế hoạch 2017 trình Trưởng Ban Chỉ đạo ký ban hành để làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án trong tháng 2/2017. Văn phòng Ban Chỉ đạo nghiên cứu, hoàn thiện và sớm trình Trưởng Ban Chỉ đạo ký văn bản hướng dẫn việc thành lập Ban Chỉ đạo tại các địa phương.
Gary Parker, 36 tuổi, cho biết, anh đã chứng kiến cuộc truy đuổi khi lái xe đưa đoàn du khách qua Sabi Sands, Nam Phi. Tôi đã sốc khi chứng kiến cảnh này dù trước đó tôi đã từng nghe về điều này trong thế giới hoang dã.
Con báo có thể đứng vững bằng 2 chân sau trên cây trong một nỗ lực bắt con khỉ trên cây. |
Con khỉ thoát chết khỏi móng vuốt của báo hoa trong gang tấc. |
Báo hoa chưa bỏ cuộc, nó vọt theo con khỉ trên một thân cây to. |
Thêm một lần khỉ con thoát chết khi báo hoa vồ trượt trong gang tấc. |
Suýt chút nữa nó chộp được đuôi con khỉ. Nó vẫn chưa bỏ cuộc |
Video:Tại nơi áp chót của cành cây cao, báo hoa và khỉ con cùng cân não sau khi cuộc chiến đã diễn ra 2 giờ đồng hồ:
Play" alt=""/>Khỉ thoát chết ngoạn mục trước đòn truy sát của báo hoa